Chăm sóc cá Rồng Huyết Long mau lớn và màu đẹp nhất khi lớn
Chăm sóc cá Rồng Huyết Long
Không phải ngẫu nhiên mà dân chơi cá cảnh tôn vinh cá rồng huyết long là loài đứng đầu trong làng cá cảnh nói chung và họ cá rồng nói riêng. Nếu nhìn thấy màu đỏ rực lửa của chúng, bạn sẽ bị hấp dẫn và cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, để có những chú cá như vậy, bạn cần tốn một chút thời gian và công sức với cách nuôi cá huyết long dưới đây.
Không phải ngẫu nhiên mà dân chơi cá cảnh tôn vinh cá rồng huyết long là loài đứng đầu trong làng cá cảnh nói chung và họ cá rồng nói riêng. Nếu nhìn thấy màu đỏ rực lửa của chúng, bạn sẽ bị hấp dẫn và cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, để có những chú cá như vậy, bạn cần tốn một chút thời gian và công sức với cách nuôi cá huyết long dưới đây.
Chăm sóc cá Rồng Huyết Long |
Cá rồng huyết long có tên tiếng Anh: Super Red. Loài cá cảnh này có tuổi thọ khoảng 100 năm ngoài tự nhiên và khoảng vài chục năm trong hồ kính với kích thước tối đa đạt 75cm.
1. Đặc điểm hình dáng và cách chọn giống cá rồng Huyết Long tốt
Cá rồng huyết long có thân dẹp và thon dài đầu nhọn về phía trước, môi dưới có hai râu dài vểnh lên như râu rồng, các vây trên người đều có màu đỏ, đặc biệt khi lớn, những lớp vảy này có sắc đỏ như máu nên được gọi là Huyết long. Thời gian để cá có đủ mầu sắc như vậy khoảng 4 năm tính từ khi sinh nở.
Cơ thể: nên chọn cá rồng có kích thước to con, và dài (nếu có nhiều cá cùng một bầy để so sánh). Nhìn kỹ ở vẩy, vi/kỳ xem có dài/ngắn hợp lý với tuổi của cá. Thông thường cá rồng nếu nhìn từ phía trên nhìn xuống, thì sẽ thấy một độ duỗi thoai thoải bắt đầu từ đuôi đến đậu. Vi, vẩy/kỳ phải cân đối cả hai bên (tuy nhiên không là tuyệt đối), vì cá rồng khi còn non thích nhảy disco lắm, nên trầy vi, tróc vẩy là chuyện thường tình. Giá cá rồng huyết long con có thể giảm một ít vì chuyện này.
Màu sắc: quan sát ở các vi, Huyết Long giống tốt thì tất cả các vi phải ít nhất có màu hồng hay đỏ thì tuyệt, nhất là 3 cái vi ở phần đuôi, trên lưng, và dưới đuôi. Cặp phướng dưới mang tai phải ít nhất điểm ít chấm hồng/hay màu hồng. Nói tóm lại, nếu ban nhìn thấy những điểm mà tôi nêu trên thay vì điểm hồng mà là màu đỏ, thì bạn nên mua ngay, vì đó là giống tốt đấy. Có một điểm mà ít người chơi cá Huyết Long để ý là khi chọn cá Huyết Long lúc còn non... bạn hãy để ý thật kỹ màu sắc của môi dưới, chỗ cặp râu rồng.
Không phải con Huyết Long nào cũng thế, có con môi dưới không hồng/đỏ vẫn có thể là giống tốt, nhưng nếu bạn chớp đươc chú nào ở kích thước 10 - 15 cm mà môi dưới đỏ rực, thì đấy là giống cực tốt, bạn không nên chần chừ mà mua ngay, vì đó là yếu tố quyết định. Có cho ăn màu, môi dưới cũng không thể đỏ được.
Vẩy: Kế đến, bạn nên xem vẩy. Vẩy ở hàng thứ 4/5 phải sáng dưới ánh mặt trời/ánh đèn. Càng sáng/chói với màu xanh nhạt/đậm thì càng tốt.
Nếu bạn mua Kim long Quá Bối, sự sáng chói của vẩy rất quan trọng, ở tuổi nhỏ trừ khi là loại thượng hạng, bạn sẽ khó thấy sự sáng chói của vẩy ở hàng thứ 6, nhưng nếu là giống tốt thì phải ít ra sáng đều hết ở hàng 1-4, và càng sáng nhiều ở vẩy hàng thứ 5 thì càng tốt. Muốn chọn Lim long Quá Bối nền vàng, để ý ở những vẩy đã sáng nơi thành vẩy xem đã có những hạt vàng chạy dọc theo vẩy hay chưa.
Cặp râu: cá rồng không phải là cá rồng nếu không có râu. Cặp râu phải dài, thẳng đứng và tương đương với nhau về kích thước. Nếu chọn Huyết Long thì cặp râu mà được màu hồng hay đỏ thì tốt nhất. Kim Long Quá Bối thì phải là màu nâu/đen. Đôi lúc gặp giống tốt, cặp râu cứ dỉnh ngược lên trên, nhìn rất là táo tợn và kiêu hãnh.
Cặp mắt: Nên chọn kích thước đều nhau, không chọn mắt lồi, không chọn cá mắt đã xệ, hay mắt mờ.
Dáng bơi: nhìn cá rồng bơi cũng như nhìn một nguời phu nữ quí phái sang trọng trong tướng đi. Phải khoan thai, chậm rãi, cặp phướng phải cắm thẳng và xoè bung ra. Tránh mua cá khi bơi, đầu chúc/chỉa xuống và đuôi thì chỉ thiên ngược lên.
Miệng: Nên khép kín, không hở, dài quá ở môi trên cũng như môi dưới. Bạn không nên mua những cá bị trề môi.
Mang cá: không nhăng nheo (vì đấy là dấu hiệu của cá già), không hở ngược ra mà phải khép kín vào mang tai. Nếu là Kim Long Quá Bối, thì màu vàng phải điểm chớm ít nhiều, nếu là Huyết Long, thì một vài lằn chỉ hồng/đỏ thì rất tốt, nhưng không phải nhất thiết là thế cho cả Huyết Long, vì đặc điểm này thường chỉ thấy ở kích thước 20 cm trở lên cho Huyết Long.
Năng động: Lúc chọn cá, bạn không nên vội vàng, hãy đứng quan sát chúng 5-10 phút, xem chúng bơi, hoạt động như thế nào, tránh những cá bơi lấp lững, lâp lờ trên mặt nước, hay thu gọn vào một góc sát đáy hồ.
Cảm giác của bạn khi nhìn cá: bạn có cảm thấy thích thú khi nhìn cá, và cá có bơi lại tìm hiểu, vẫn giữ khoảng cách, nhưng không có dấu hiệu sợ hãi, không vụt nhảy/bơi đi chỗ khác. Theo tôi đó là cái duyên, giữa người chơi cá và cá.
Chăm sóc và nuôi dưỡng cá rồng không phải chuyện đơn giản, trên lý thuyết khác xa so với thực tế. Nó bao gồm cả yếu tố thay đổi thất thường. Sau đây là một số kinh nghiệm mình tổng hợp được về bí quyết nuôi cá rồng.
2. Cách nuôi cá huyết long cơ bản
Đây là một chuỗi quá trình dài theo dõi sự phát triển của cá dưới sự nuôi dưỡng của bạn. Cộng thêm giá tiền mà bạn phải trả để mua cá không phải là một số tiền nhỏ. Vì thế, sự đam mê là điều cần thiết căn bản cho khởi điểm của bạn. Ta không nên có những ý nghĩ là sẽ bỏ cuộc chơi dang dỡ giữa chừng.
Bộ lọc
Không phải bộ lộc hồ cá nào cũng có thể sử dụng hiệu quả cho bể ca rồng. Hãy sử dụng bộ lọc vi sinh thật tốt vì điều này sẽ giúp cho bạn ít phải thay nước thường xuyên và làm cho quá trình lên màu của cá được tốt hơn. Một bộ lọc tốt là rất cần thiết giúp huyết long ổn định về nước, lọc thùng có thể là sự lựa chọn hiệu quả nhất.
Chuẩn bị nuôi cá rồng
Đối với cá rồng, sự phát triển và lên màu tốt của cá tùy thuộc vào huyết thống và 40% còn lại tùy thuộc vào sự nuôi dưỡng của bạn. Tuy có 60% chúng ta không làm gì được vì ngoài tầm tay, 40% còn lại là một con số phần trăm không nhỏ quyết đinh được sự phát triển của cá trong tương lai. Vì thế, yếu tố quan trọng nhất là chúng ta nên làm trong hết khả năng trong việc nuôi dưỡng loại cá cảnh này.
Việc quan trọng nhất trong phương cách nuôi dưỡng chú cá rồng yêu của bạn có thể tìm thấy trong phần bên dưới của bài này.
Chu kỳ chuyển hóa của bể bắt buộc phải được hoàn tất để tạo nên một hệ thống sinh thái ổn định trước khi ta cho cá rồng vào bể. Chu kỳ này cần khoảng 2 tuần để hoàn tất (lưu ý: 4-6 tuần thay vì là 2 tuần; 2 tuần nếu áp dụng phương pháp hạt giống (seedling). Nước phải được khử chlorine và chloramines và chờ đợi chu kỳ nitrogen hoàn tất với hệ thống lọc nước tôt. Chỉ nên mang cá rồng về khi bể nước đã hoàn tất chu kỳ này.
Chu kỳ nitrogen của bể cá có thể thực hiện qua 2 phương cách:
1. Cho một giống loại cá khác để thử nghiệm nước.
Cá neon tetra là loại cá “thử nghiệm nước” tốt nhất, vì chúng rất nhạy cảm với các độc tố trong nước. Phân cá và thức ăn dư sẽ kích thích sự phát triển của nhóm vi sinh hữa ích.
2. Kiểm tra hàm lượng của ammonia trước khi cho cá vào bể.
Hằng ngày nên dùng dung dich để kiểm hàm lượng ammonia bằng cách nhỏ từng giọt dung dich ammonia vào ống thử với nước bể. Hàm lượng của ammoni lúc ban đầu sẽ tăng vọt, và rồi sẽ giảm xuống 0. Khi ammonia giảm xuống 0 thì đó là dấu hiệu cho biết nhóm vi sinh hữa ích đã sinh sôi và đang phát triển. Đó chỉ mới là ammonia, còn phần của nitrite/nitrat nữa, xin các bạn lưu ý.
Các thành phần lọc như (bioballs, ceramic rings v.v…) của bể nước cũ nên được sử dụng trong bộ lọc của bể mới để kích thích sử phát triển của những nhóm vi sinh hữa ích.
Bạn cũng có thể cho vào bể nước các khoáng chất cần thiết cho cá và dung dich “blackwater” (tương tự như nước ngâm với là bàng khô) trước khi cho cá rồng vào bể, vì điều này rất tốt cho cá.
Cần phải làm gì sau đó:
Trước khi mang cá về, ta nên kiểm lại độ pH của nước trong bể cá rồng đang ở của nước trong bể mà bạn chuẩn bị cho cá rồng.
- Nhiệt độ (độ C): 27-30
- Độ pH: 7- 8
Sau khi mang cá về nhà, đặc bọc nylon đang chứa đựng cá với nước trong đó vào bể cá, và để như thế trong 10 phút đầu tiên. Cách thức này sẽ làm cho nhiệt độ của nước bên trong túi nylon chứa đựng cá trở nên tương đương với nhiệt độ của nước trong bể. Kế tiếp, múc và đổ một lượng nước nhỏ khoảng một ly nước của bể vào trong túi nylon với khoảng cách là 5 phút trong vòng 30 phút. Phương cách này sẽ giúp ích cho cá rồng quen dần với nước bể mà nó sẽ được thả ra trong chốc lát.
Cá rồng là giống cá khỏe, ta có thể cho cá thẳng vào bể ngay lập tức sau khi mang về. Tuy nhiên, không nên mạo hiểm như thế. Cẩn thận lúc nào cũng tốt hơn là sự hối tiếc.
Những điều cần lưu ý:
Không di chuyển cá bằng vợt. Cá rồng rất dễ tróc vẩy, bầm dập trên da, hoặc thậm chí đuôi cá cũng có thể bị gảy. Ta nên dùng túi nylon, mở rộng miệng túi để lùa cá vào một cách tự nhiên và chậm rải. Khi có những thay đổi đột ngột, hay bị làm giật mình, cá rồng rất dễ bị stress. Khi bị stress trầm trọng, cá rồng cần một thời gian khá lâu để lấy lại sự quân bình và bơi lội với vóc dáng kiêu sa như trước.
Lúc nào cũng chỉ nên mua cá rồng với giấy xác nhân (certificate) để ta biết rõ chắc chắn giống loại của cá rồng.
1. Thiết kế bể
Vì cá rồng Huyết long khi trưởng thành có thể đạt chiều dài khoảng 75cm nên chiều dài bể phải gấp 3 lần chiều dài của cá, tốt nhất là bể càng dài, càng rộng thì càng tốt.
Ưu tiên hàng đầu không chi khác hơn là kích thước của bể, vì đó là nơi cá sẽ sinh sống. Kích thước tối thiểu cho một con cá rồng trưởng thành là 120cmx60cmx60cm. Tuy nhiên nên có một bể với kích thước càng lớn càng tốt trong khả năng của bạn. Những ai chơi cá rồng không nên tiết kiệm trong chuyện mua sắm bể cho cá rồng, vì các ly do sau:
Cá rồng nhỏ phát triển rất nhanh về kích thước nếu được cho ăn uống đầy đủ và đúng mức. Vì thế, ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều và tránh được nhiều phiền toái nếu ta cho cá vào một bể với kích thước thoải mái và rộng lớn từ ngay lúc ban đầu.
Một bể cá rồng với kích thước nhỏ sẽ làm còi đi sự phát triển bình thường của cá rồng và cá sẽ trở nên nhìn rất dị hợm. Ảnh hưởng của còi cọc một khi đã xảy ra, không thể thay đổi ngược lại được.
Thêm một yếu tố nữa là người chơi cá rồng lúc nào cũng nên chuẩn bị những bể với những kích thước thật thoáng rộng cho cá rồng.
2. Môi trường sống
Cảnh vật chung quanh trong bể cá có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đên sự phát triển của cá rồng.
Background: Có thể bạn cho đây không là yếu tố quan trọng, nhưng thật sụ nó có tác dụng rất quan trọng đến sự lên màu của cá rồng. Đối với huyết long, background màu đen thường được sử dụng. Background màu đen sẽ kích thích sự lên màu đỏ rực hơn dưới tác dụng của ánh đèn với công suất mạnh. Đồng thời màu đen giúp ich cho cường độ óng ánh của vẩy. Kim Long Quá Bối /Kim Long Hồng Vỹ cần background nhạt màu hơn, thí dụ như màu xanh. Màu xanh sẽ kích thích màu sắc của vẩy leo lên lưng mau hơn.
Tuy nhiên, bù lại, màu xanh sẽ làm cho sự óng ánh của vẩy không sáng được bằng màu đen. Tôi đề nghị là đối với giống loại rồng Kim Long, ta nên sử dụng mà background nhạt khi còn cá còn bé và đổi sang màu đậm hơn khi sự lên màu của vẩy đã thỏa mản được sự mong muốn của ta. Vì thế ảnh hưởng và tác dụng của background nên được khai thác và sử dụng đến mức tối đa.
Vật nhọn/Đồ trang trí: Không nên để các vật nhọn, sắc cạnh trong bể, vì cá rồng yêu quí của bạn sẽ khó tránh được thương tích. Những vết thương nhẹ có thể phục hồi dễ dàng, tuy nhiên, những vết thương do sự lở loét không cần thiết khi xảy ra trong nước có thể mời gọi nhiểm trùng một cách không cần thiết, và rất có thể đi đến tử vong.
Nền sỏi: Thật sự không cần thiết trong bể cá rồng, nhưng tôi nghĩ nếu có cũng không sao, nếu nền sỏi thường luôn được chùi rửa hút trong trường hợp các chất bẩn và phế thải được thu gọn sạch sẽ.
Cây thủy sinh: khi có cây thủy sinh hay rong rêu trong bể rất tốt cho cá rồng, vì chúng cho chất beta-carotene thiên nhiên trong bể, mà beta-carotene thì lại rất cần thiết cho sự lên màu của cá. Bể cá có rêu là một bể cá tốt. Chỉ tại ta nhìn thấy mất thẩm mỹ, chứ nếu đứng từ trên quan điểm của cá rồng, thì đây là một điều cực kỳ tốt. Tuy nhiên xin ghi nhớ một điều là sau khi tắt đèn, trong bóng tối, cây thủy sinh và rong rêu sẽ canh tranh với cá rồng khí oxygen, vì thế lúc nào ta cũng phải giữ cho lượng oxygen trong bể thật là đầy đủ.
Nắp đậy: Nắp đậy cần phải kín và an toàn. Đây là điều tối cần thiết cho cá rồng, vì chúng phóng rất tài. Chắc chắn bạn không muốn cá rồng của bạn phóng vọt ra ngoài bể để tự sát.
3. Thức ăn
Tự khắc chúng ta đã biết thức ăn là yếu tố tối quan trọng ảnh hưởng toàn phần đến sự phát triển của cá. Nguồn thức ăn đa dạng mà ta sử dụng để cho cá rồng ăn, tổng hợp lại tạo nên chế độ dinh dưỡng của cá rồng để cá có sự phát triển khỏe, tăng hệ thống miển nhiểm và kich thích màu sắc. Một số người chơi cá rồng tin tưởng vào nguồn thức ăn đa dạng, một số khác chú tâm vào một loại thức ăn nào thôi. Kết quả ai đúng sai, vẩn chưa được khoa học chứng minh.
Cá rồng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, tuy nhiên món ăn khoái khẩu cho chúng là côn trùng, và loại thức ăn mà chúng chán ghét nhất là loại thức ăn “chết”. Tôi bắt buộc phải nhấn manh ơ” đay là loại cá vàng được dùng như cá mồi để cho cá rồng ăn cần được cho vào nơi “tạm giam” để thanh lọc những con đang có bệnh. Lý do cho sự tạm giam này là để giới hạn tối thiểu khả năng lây bệnh của cá mồi sang cho cá rồng.
Nguồn thức ăn: nhái, tôm/tép, cá, con rít, sâu qui, super worms, dế, châu chấu, gián, thạch sùng, chuột con, và thức ăn hột khô
Thức ăn hột/khô: Đây là loại thức ăn cá rồng chán ghét nhất, nếu cá rồng phải chọn, thì đây sẽ là thức ăn mà chúng sẽ ăn sau chót. Rất nhiều người chơi cá rồng cảm thấy muốn tập cho cá rồng ăn đồ khô cực kỳ khó khăn. Muốn tập cá rồng ăn đồ khô đòi hỏi sự kiên nhẩn và huấn luyên. Phương cách huấn luyên có thể thực hành bằng cach bỏ đói chúng cho đến khi cá rồng chịu khuất phục vì cơn đói và phải ăn. Phương cách bỏ đói chỉ nên được áp dụng với những con cá rồng đã hơi lớn, và không nên ép chúng, nếu chúng ghét thức ăn khô.
Nhái: Chứa đưng rất nhiều chất đạm và rất tốt để kích thích sự phát triển về kích thước từ các con cá rồng còn non. Nhái thường được bán tại các tiệm bán cá cảnh, và rất dễ để tập cho cá rồng chấp nhận nhái trong phân thực đơn của chúng.
Tôm/tép sống: Có thể sử dụng để cho cá rồng ăn, nhung chỉ nên cho cá rồng đã phát triển về kích thước ăn, và nhớ là nên cắt bỏ đi các phần sắc nhọn của tôm/tép vì chúng có thể chọc thủng đường ruột của cá rồng còn non.
Tôm tép đông lạnh. Loại thức ăn này nên là nguồn thức ăn chánh cho cá rồng huyết long vì chúng chứa đựng rất nhiều chất beta-carotene để kích thích cá rồng lên màu.Ngoài ra, tôm/tép đông lanh là nguồn calcim rất tốt, tuy nhiên tôi đề nghị nên cho cá rồng với kích thước lớn ăn loại thức ăn này để nhuận trường cho cá. Chúng thường được bán tại các chợ dưới dạng đông lanh. Một số cá rồng cần phải được huấn luyện bằng cách bỏ đói, trước khi chúng chấp nhận loại thức ăn này. Tuy nhiên đây là nguồn thức ăn rất đáng được khuyến khích để tập cho cá rồng ăn.
Côn trùng: đây là nguồn thức ăn khoái khẩu của cá rồng. Cá rồng rất dễ bị “nghiện” loại thức ăn này, vì thế chỉ nên cho chúng ăn cầm hơi như là loại thức ăn phụ trội, ăn tráng miệng. Không nên dùng loại thức ăn này như là món ăn chánh vì chúng có thể từ chối tất cả mọi loại thức ăn khác. Khi cho ăn nhiều loai thức ăn này với lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài (kể cả tôm khô), có thể tạo nên triệu chứng bị “lòi trỉ” nơi cá rồng. Bệnh trỉ nơi cá rồng cần một thời gian lâu dài để chữa trị bằng cách cho cá ăn các loại thức ăn nhiều mở. Superworms, sâu qui, và dế nên được cho ăn cà rốt, củ gất, hoặc loại bột tảo trước khi cho cá rồng ăn để thuyên chuyển chất beta-caroteine cho cá rồng.
Thạch sùng/ chuột con: Nếu bạn bắt thạch sùng trong nhà cho cá rồng ăn, nên xem xét kỷ lưỡng để biết chắc là chúng không bị thuốc xịt rầy. Chuột con thì tôi chưa bao giờ thử, nhưng có nghe nói là rất tốt vì có nhiều chất đạm cho cá.
Một vài loại thức ăn lạ như: thịt được lát mỏng (thịt heo, thịt bò), kỳ nhôn/kỳ đà, chuột con.
4. Yêu cầu về nước
Nước được xem là tốt khi: mặt nước không được tích các bong bóng và các váng mỡ, nước không có những gợn hay những vụn thức ăn lơ lửng…, các yếu tố về môi trường, lý – hóa nằm trong giới hạn cho phép.
Nước đối với cá rồng như không khí đối với chúng ta. Bảo quản phẩm chất nước tốt sẽ tạo nên một môi trường sống tốt, lành mạnh cho cá phát triển.
Điều kiện của nước: Cá rồng thích sống ở độ pH hơi acid từ 6.5-7.0. Với khoảng pH như thế này giúp cho màu sắc của cá rồng lây lan dễ dàng hơn nước mềm, độ KH và GH thấp. Đồng thời nước bể cá rồng nên cho thêm nước blackwater (nước ngâm lá bàng khô) để có được màu giống như nước chè/trà là màu nước của cá rồng trong thiên nhiên. Nước lá bàng còn có chất humic acid giúp cho cá rồng phát triển và có khả năng làm cho chúng bớt bị stress.
Độ pH của bể có thể giảm đến rất nhiều qua thời gian. Vì thế ta nên kiểm độ pH ít nhất 1 lần/ tuần hay môi 2 tuần. Ở độ pH không thích hợp, hệ thống miển nhiểm của cá rồng sẽ bị suy giảm, vì cơ thể cá rồng không thể thích nghi với các độ pH đó. Khi độ pH xuống đến 5 hay thấp hơn, cá rồng dễ bị nhiểm vi khuẩn, và khi đô pH là 9 hay cao hơn, dễ dẩn đến tử vong cho cá rồng.
pH giữa 7.5 va 8.5 là khoảng pH tốt nhất để cho nhóm vi sinh hữa ích phát triển.
Thay nước:
Nước bể cá rồng nên được thay thường xuyên với những lần thay khoảng 20% tuần với kết quả rất là khả quan. Chu kỳ thay nước thường sẽ được quyết định bởi hàm lượng nitrate trong bể. Nếu siêng, nước có thể được thay 10% 2 lần tuần. Đối với những ai đang chuẩn bị đem cá đi thi, thì nước sẽ được thay mổi ngày. Thay nước thường xuyên rất cần thiết không cần biết bạn có hệ thống lọc nước hữa hiệu như thế nào, vì phẩm chất của nước trong bể không thể nào so bì được với nguồn nước trong thiên nhiên. Một số lượng muối nên được cho vào bể trong mổi lần thay nước để giúp cho cá rồng giảm stress, và giúp chúng phòng chống lại một số bệnh.
Đồng thời muối có tác dụng rất bổ chống phòng chống lại trường hợp cá bị ngộ độc nitrite. Nước sạch cần phải có để giũ hàm lượng của ammonia ở mức zero, và nitrite ở mức dưới 0.3mg/lít.Cuối cùng không nên thay hơn 50% thể tích của bể cá trong một lần thay nước, hay làm công tác vệ sinh bộ bông lọc hay các phụ kiện của bộ lọc nước cùng một lúc, vì làm thế sẽ thay đổi khá nhiều các hợp chất hóa học của nước trong bể, và cá rồng sẽ lảnh nhận hậu quả không cần thiết. Xin ghi nhớ là cá sẽ không đẹp nếu cá không khỏe và cá chỉ có thể khỏe khi phẩm chất của nước sạch.
5. Sinh sản
Cá huyết long không thể sinh sản nhân tạo người ta thường bắt cá con và trứng ở trong miệng cá bố. Khi cá mẹ đẻ trứng cá bố ngậm trứng trong miệng và bảo vệ cho tới khi cá con cứng cáp. Cá con khi đã biết bơi nhưng vẫn còn chưa rụng rốn và những chất dinh dưỡng đó sẽ nuôi cho cá tới khi rụng rốn. Thời gian đầu khi cá còn nhỏ thường ăn những thức ăn như loăng quăng và những loại côn trùng nhỏ, khi cá lớn chúng bắt đầu ăn những loại mồi như tép và cá con, nhái, cào cào, châu chấu, gián….
6. Các loại bệnh thường gặp
Cá bị nấm trắng ở môi và thường không chịu ăn. Cách chữa trị là bạn dùng đèn giữ ấm khoảng từ 31-32 độ C và cho vào hồ những loại thuốc sát trùng trị nấm. Ngoài ra, cá rồng cũng có thể bị xù vẩy lên. Loại bệnh này nếu không chữa kịp thời cá sẽ bị chết. Để chữa bệnh, bạn cũng cần phải dùng đèn giữ ấm cho nước từ 31-32 độ C và bỏ vào hồ thuốc kháng sinh.
Lưu ý các bệnh mà cá hay gặp và phòng tránh cho chúng |
7. Cách chăm sóc cá con
Khi cá mới mua về, bạn nên chuẩn bị hồ với mức nước 2/3 hồ, sau 2- 3 ngày hãy cho đầy nước vì những ngày đầu cá hay phóng ra ngoài dễ bị chết.
Cách cho cá con ăn: Ngày đầu tiên khi mới nuôi, bạn thả vào bể một bầy cá mồi con. Vì cá con rất sợ (nhát) nên chúng sẽ ăn vào ban đêm. Một tuần sau khi cá đã quen dần, bạn cho cá ăn theo bữa, một ngày một lần và thả mồi tới đâu cá sẽ ăn hết tới đó. Khi cá không ăn nữa tức là đã no và bạn không thả thêm mồi nữa. Đối với cá con, nếu bận công việc bạn cũng có thể cho chúng ăn 2- 3 ngày/bữa cũng được.
8. Sự phát triển về màu sắc của cá rồng
Chuẩn bị trước khi lên màu
Để lên màu cho cá rồng huyết long thành công, bạn cần chuẩn bị 1 số công đoạn như sau: Nên bỏ một ít nước lá bàng vào hồ và bắt đầu tăng dần số giờ mở đèn cho cá rồng theo từng bước 3:6:9:12 và 24 giờ để cá rồng làm quen dần với đèn, tránh một số cá có hiện tượng bị stress. Ngoài ra, có thể cho một ít muối với hàm lượng 100g/100 lít nước, sẽ nhanh chóng làm tăng nhanh màu khi sử dụng đèn cho cá, đồng thời làm giảm stress.
Đèn với công suất manh hơn thường được dùng với mục đích “phơi dèn” cá. Những loại đèn với wattage và công suất cao như đèn cho cây thủy sinh thường được dùng. Các loại đèn này kích thích được sắc tố đỏ nơi Huyết Long. Đã có bằng chứng cụ thể về khoa hoc về tác dụng của ánh đèn về sự lên màu của sắc tố đỏ, nhưng kiến thức về khoa học của tôi rất là giới hạn để bàn thảo chuyện này trong bài viết này. Tuy nhiên, tôi đã được thấy kết quả của sự “phoi+ đèn” và đã đi đến kết luận là một hệ thống đèn tốt cho Huyết long là điều cần thiết phải có.
Hơn thế nữa, còn có loại đèn làm cho cá rồng nhìn đỏ hơn, cũng có thể dùng kèm thêm để phối hợp và kích thích sự lên màu của huyết long. Huyết long thường hòa lẩn màu sắc của chúng theo môi trường sống chung quanh. Trong một môt trường nước không sáng cho lắm, cơ thể cá rồng sau khi được “phơi đèn” sẽ kết hợp với môi trường nước hơi ngâm đen này để cho ra màu sắc đỏ rực rở hơn tác dụng của lá bàng và ảnh hưởng của nó lên màu sắc của huyết long;
Nhưng tốt hơn cả vẩn không gì tốt hơn sự kích thích của ánh nắng mặt trời. Cá rồng HL nên đước để thật sự phơi nắng dưới ánh mặt trời, nếu không được như thế, thì cũng nên để cho bể cá rồng được rọi chiếu bởi ánh sáng mặt trời. Cuôi cùng, các loại đèn đỏ/hồng, thường được biết đến với tên gọi là đèn TFC cũng rất tốt để kích thích sự lên màu của HL, vì khả năng của HL hòa lẩn vào màu sắc của môi trường sống.
Đèn thông thường thường được sử dụng với kết quả tốt. Không cân những loại đèn cực mạnh, vì với ánh đèn quá manh, sẽ đốt cháy hàng vẩy thứ 6, và sẽ làm giảm khả năng lên màu của vẩy hàng thứ 6. Hầu hết, những người chơi giống Kim Long Châu Á, chỉ bật đèn lên khi cho cá ăn, hoặc những khi cần xem cá. Có người hoàn toàn tắt đèn.
Chuẩn bị 1 số điều kiện trước khi bắt đầu lên màu cho cá huyết long |
Loại đèn sử dụng để kích thích:
Rất nhiều loại đèn bạn có thể dùng để kích thích lên màu của cá Rồng như: Arcadia D3, PL lights, Dennerle plant tubes, T5HO, TFC, Flow Flux, NEC… Metal Halude. Nhưng sử dụng đèn cho cây thủy sinh loại ánh sáng trắng tím thì thích hợp nhất.
Kích thích màu:
Nếu bạn làm đúng qui trình thì màu sắc sẽ nhanh chóng thể hiện trên mang và vây cá và lan tỏa toàn thân. Sự nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào dải ánh sáng của loại đèn bạn sử dụng.
Những hiện tượng khi sử dụng đèn kích thích sai qui cách:
Nếu làm sai quy cách, cá của bạn sẽ có những dấu hiệu như: cá bơi nghiêng, mắt cá bị mờ, bỏ ăn…
Sử dụng các chất hỗ trợ để lên màu:
Nước lá bàng hoặc black water có tanin acid sẽ tạo môi trường phù hợp với huyết long, giúp cá giảm stress và nhanh chóng phát triển màu. Ngoài ra, vitamin S7 là loại vitamin thường dùng cho cá rồng cũng góp phần kích thích cá thèm ăn và lên màu cho cá trong thời gian sớm nhất.
Khi bắt đầu cá đã lên màu đậm và màu như bạn mong muốn, bạn giảm bớt lượng ánh sáng từ từ cho cá quen dần và giữ màu được lâu hơn.
Lưu ý:
Ánh đèn với công suất cao tốt cho sư lên màu của cá rồng HL, nhưng cũng nên biết là dưới ánh đèn như thế, sẽ tạo ra nước xanh và “phơi đèn” quá nhiều giờ sẽ làm hại đến mắt của HL. Sức khỏe của cá không nên được đánh đổi cho sự lên màu của cá.
Những cụm/nhóm vi sinh hữu ích rất nhạy cảm với tia cực tím, kể cả ánh sáng của đèn ta sử dụng trong nhà. Khi chúng ta làm công tác vệ sinh cho hệ thống lọc nước của bể cá, nên lưu ý vấn đề này. Chúng sẽ hoạt động hữu hiệu nhất trong môi trường hoàn toàn tối, tuy chúng vẫn có thể hoạt động trong môi trường được che bớt ánh sáng.
Đam mê và thực sự yêu thích thì bạn sẽ sớm học được bí quyết cũng như cách nuôi cá rồng huyết long đơn giản mà hiệu quả nhất.
Theo Sudo Cá Cảnh
Comments
Post a Comment